[FREE] Luận án - Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu”.
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
Họ và tên nghiên cứu sinh: ĐỖ XUÂN DUYỆT
Khoá đào tạo: Không tập trung
Thời gian đào tạo: Từ tháng 11/2013 đến tháng 11/2017
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1. TS. Trần Đức Phấn.
2. PGS.TS. Nguyễn Danh Hoàng Việt.
Tên cơ sở đào tạo: Viện khoa học Thể dục thể thao, Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
I. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.
Luận án đã đề cập và đề xuất những vấn đề khoa học mới về lý luận và thực tiễn như sau:
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung vào hệ thống lý luận các yếu tố ảnh hưởng, cũng như các phương tiện, phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, cho phép đánh giá khả năng thích nghi với lượng vận động trong quá trình huấn luyện của VĐV, làm cơ sở để đánh giá trình độ tập luyện và nâng cao thành tích thi đấu.
- Về mặt thực tiễn: Các số liệu thu thập và các kết quả đạt được (bao gồm các chỉ tiêu, test đánh giá; các bài tập phát triển thể lực chuyên môn) trong quá trình nghiên cứu của luận án có giá trị ứng dụng thực tiễn cao trong quá trình đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, cũng như phương tiện huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu.
II. NHỮNG LUẬN ĐIỂM RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
2.1. Qua khảo sát, luận án đã đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn, cũng như thực trạng thể lực chuyên môn của nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu hiện nay còn một số tồn tại như: Công tác huấn luyện thể lực chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, số lượng các bài tập chuyên môn được sử dụng còn ít, trình độ thể lực chuyên môn của nữ VĐV còn một số những hạn chế, yếu kém nhất định đã ảnh hưởng đến thành tích thi đấu của VĐV.
2.2. Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 10 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, cùng với 07 chỉ tiêu, test thuộc nhóm tâm - sinh lý. Đồng thời, quá trình theo dõi và kiểm tra sư phạm, luận án đã lập được 03 bảng phân loại, 03 bảng điểm tổng hợp cho từng test và 01 bảng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp của các test nhằm mục đích đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu ứng dụng trong quá trình huấn luyện nâng cao tố chất thể lực chuyên môn.
2.3. Kết quả nghiên cứu của luận án đã lựa chọn được 71 bài tập chuyên môn thuộc 04 nhóm nhằm huấn luyện phát thể lực chuyên môn cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, cụ thể:
Nhóm bài tập phát triển sức nhanh chuyên môn: 10 bài tập.
Nhóm bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn: 13 bài tập.
Nhóm bài tập phát triển sức bền chuyên môn: 35 bài tập.
Nhóm bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động: 13 bài tập.
Hệ thống 71 bài tập này đã khẳng định được hiệu quả tác động phát triển thể lực chuyên môn trong chương trình huấn luyện 2 năm cho nữ VĐV bóng chuyền trẻ một số câu lạc bộ ở Việt Nam giai đoạn chuyên môn hoá sâu, thể hiện qua sự khác biệt có ý nghĩa ở các test đánh giá thể lực chuyên môn đã lựa chọn, các chỉ số tâm - sinh lý, cũng như thành tích thi đấu thực tế của đối tượng nghiên cứu.
LINK TẢI:
Tóm tắt: Download
Cách tải: Sau khi click vào link cần tải, các bạn làm theo hướng dẫn sau:

Nếu chưa hiểu cách tải, hãy xem kĩ hướng dẫn TẠI ĐÂY
Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng