1. Tên luận án: Xây dựng nội dung chương trình phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm thể dục – Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
2. Ngành: Giáo dục học
3. Mã số: 9140101
4. Họ tên NCS: Trần Văn Thạch
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS Ngô Ích Quân
Hướng dẫn 2: GS-TS NGuyễn Đại Dương
6. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
7. Những kết luận mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án lựa chọn nội dung tập luyện phù hợp vào chương trình môn học nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ thể: Nội dung chương trình nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Đối tượng quan trắc gồm: Các nhà chuyên môn đang trực tiếp quản lý, giảng dạy, huấn luyện về môn Judo (25 giáo viên, 27 huấn luyện viên, 21 trọng tài, 12 cán bộ quản lý về Judo).
Đối tượng thực nghiệm (đối tượng theo dõi dọc): 36 nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục -Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được chia làm 02 nhóm. Nhóm 01 là 24 nam sinh viên năm thứ nhất khóa 49 thực nghiệm từ học phần 01 đến hết học phần 04, nhóm 02 là 12 nam sinh viên năm thứ ba khóa 47 thực nghiệm từ học phần 05 đến hết học phần 07. (do đối tượng sinh viên nữ Judo Khoa sư phạm thể dục là rất ít, chỉ có một vài em nên không đủ làm căn cứ khoa học để nghiên cứu nên luận án không đề cập đến).
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn - toạ đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
- Các kết quả chính của luận án:
Luận án đã hệ thống hóa và tổng quan tương đối đầy đủ những vấn đề có liên quan đến vai trò ý nghĩa của môn học Judo, về đặc điểm tập luyện và thi đấu của môn học này.... Đồng thời khái quát được các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương pháp đánh giá cũng như xây dựng bổ sung chương trình phát triển thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Luận án đã lựa chọn được 12 test thuộc 04 nhóm yếu tố thành phần, 04 bảng phân loại và 04 bảng điểm theo thang điểm 10 ở từng chỉ tiêu và 01 bảng điểm tổng hợp để đánh giá thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nghiên cứu cho thấy thể lực của sinh viên Judo đã tăng dần theo từng năm học nhưng vẫn còn thấp, đa số mới đạt ở mức trung bình dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.
Luận án đã phân phối lại nội dung thể lực bổ sung vào chương trình giảng dạy chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Luận án đã lựa chọn được 76 bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đã được kiểm nghiệm thông qua thực nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách thức tổ chức tiến hành và các bước đi để thu được kết quả nghiên cứu của luận án là rất công phu, chi tiết và cụ thể, đã làm tăng tính thuyết phục của các kết quả nghiên cứu và là việc làm đáng được ghi nhận.LINK TẢI:
Tóm tắt: Download
2. Ngành: Giáo dục học
3. Mã số: 9140101
4. Họ tên NCS: Trần Văn Thạch
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS Ngô Ích Quân
Hướng dẫn 2: GS-TS NGuyễn Đại Dương
6. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
7. Những kết luận mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án lựa chọn nội dung tập luyện phù hợp vào chương trình môn học nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, góp phần nâng cao kết quả học tập cũng như chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ thể: Nội dung chương trình nhằm phát triển thể lực cho sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Đối tượng quan trắc gồm: Các nhà chuyên môn đang trực tiếp quản lý, giảng dạy, huấn luyện về môn Judo (25 giáo viên, 27 huấn luyện viên, 21 trọng tài, 12 cán bộ quản lý về Judo).
Đối tượng thực nghiệm (đối tượng theo dõi dọc): 36 nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa Sư phạm thể dục -Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được chia làm 02 nhóm. Nhóm 01 là 24 nam sinh viên năm thứ nhất khóa 49 thực nghiệm từ học phần 01 đến hết học phần 04, nhóm 02 là 12 nam sinh viên năm thứ ba khóa 47 thực nghiệm từ học phần 05 đến hết học phần 07. (do đối tượng sinh viên nữ Judo Khoa sư phạm thể dục là rất ít, chỉ có một vài em nên không đủ làm căn cứ khoa học để nghiên cứu nên luận án không đề cập đến).
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án đã sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn - toạ đàm, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
- Các kết quả chính của luận án:
Luận án đã hệ thống hóa và tổng quan tương đối đầy đủ những vấn đề có liên quan đến vai trò ý nghĩa của môn học Judo, về đặc điểm tập luyện và thi đấu của môn học này.... Đồng thời khái quát được các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương pháp đánh giá cũng như xây dựng bổ sung chương trình phát triển thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Luận án đã lựa chọn được 12 test thuộc 04 nhóm yếu tố thành phần, 04 bảng phân loại và 04 bảng điểm theo thang điểm 10 ở từng chỉ tiêu và 01 bảng điểm tổng hợp để đánh giá thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Nghiên cứu cho thấy thể lực của sinh viên Judo đã tăng dần theo từng năm học nhưng vẫn còn thấp, đa số mới đạt ở mức trung bình dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao.
Luận án đã phân phối lại nội dung thể lực bổ sung vào chương trình giảng dạy chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Luận án đã lựa chọn được 76 bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên chuyên ngành Judo Khoa sư phạm thể dục, trường Đại học TDTT Bắc Ninh, đã được kiểm nghiệm thông qua thực nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả rõ rệt.
Cách thức tổ chức tiến hành và các bước đi để thu được kết quả nghiên cứu của luận án là rất công phu, chi tiết và cụ thể, đã làm tăng tính thuyết phục của các kết quả nghiên cứu và là việc làm đáng được ghi nhận.LINK TẢI:
Tóm tắt: Download
Cách tải: Sau khi click vào link cần tải, các bạn làm theo hướng dẫn sau:
Nếu chưa hiểu cách tải, hãy xem kĩ hướng dẫn TẠI ĐÂY