Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth.) trong một số khảo nghiệm hậu thế

  


Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền tính trạng sinh trưởng và tính chất gỗ của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth.) trong một số khảo nghiệm hậu thế”.

Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây lâm nghiệp Mã số: 9 62 02 07

Họ và tên nghiên cứu sinh: LÊ XUÂN TOÀN

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phí Hồng Hải                                 

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

1. Xuất xứ Cape Melville và Luncida (QLD) vừa có sinh trưởng nhanh, chất lượng lượng thân cây tốt và khối lượng riêng cơ bản cao, nên ưu tiên sử dụng để phát triển trồng rừng gỗ lớn chất lượng cao.

2. Tại các khảo nghiệm ở Nam Đàn và Cam Lộ, khả năng di truyền của các gia đình Keo lá liềm tuổi 5 - 12 chỉ ở mức thấp cho mô đun đàn hồi; ở mức trung bình cho tính trạng sinh trưởng; ở mức cao tới rất cao cho khối lượng riêng, độ co rút gỗ, độ chéo thớ gỗ và góc vi thớ sợi gỗ. Tại khảo nghiệm ở Hàm Thuận Nam, hầu hết các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây đều có khả năng di truyền thấp ở tuổi 5 và 9.

3. Các tính trạng sinh trưởng của các gia đình Keo lá liềm ở các độ tuổi 5 - 7 và tuổi 9 - 12 tại ba lập địa có tương quan kiểu hình và kiểu gen từ chặt tới rất chặt với tính trạng chất lượng thân câytuổi tối ưu cho nghiên cứu chọn giống về sinh trưởng là độ tuổi 5 - 7. Sinh trưởng chiều cao không có tương quan với các tính chất gỗ, với ra= -0,07 ÷ 0,26. Sinh trưởng đường kính có tương quan nghịch hoặc thuận, nhưng yếu và không có ý nghĩa (ra = -0,38 ÷ 0,34) với khối lượng riêng và mô đun đàn hồi. Tuy nhiên, sinh trưởng đường kính lại có tương quan vừa phải tới chặt (ra = 0,42 - 0,57), bất lợi với độ co rút gỗ, độ chéo thớ gỗ và góc vi thớ sợi gỗ.

4. Với cường độ chọn lọc 5 - 10% giai đoạn tuổi 9 - 12, tăng thu di truyền lý thuyết cho các tính trạng sinh trưởng và chất lượng gỗ đạt lần lượt từ 5,2 - 11,3% và từ 9,4 - 69,9% tại 3 khảo nghiệm. Các lô hạt của các gia thu từ KNHT thế hệ 2 Keo lá liềm có tăng thu di truyền thực tế về đường kính và chiều cao đạt từ 9,5% đến 27,0%, trong khi độ nhỏ cành và độ thẳng thân đạt tăng thu thực tế từ 2,0% đến 22,3% so với lô hạt đại trà.

5. Từ các kết quả của luận án một giải pháp tổng thể cho cải thiện giống Keo lá liềm đã được xác định, từ khâu xây dựng các quần thể chọn giống, các tính trạng tiềm năng, tuổi tối ưu trong chọn giống, chọn lọc và phát triển các giống cho sản xuất. Đã chọn được 15 gia đình có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây đẹp và tính chất gỗ tốt để phục vụ trồng rừng.

Link tải:

https://www.mediafire.com/file/4l3g67mscpmma9z/lexuantoan.39081.zip/file

http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=39081

 

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng