Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 học kì 1

 Từ khóa: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9,Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 hay nhất, Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 mới nhất, Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 file word.

                                   GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 9

 

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH DẠY THÊM MÔN NGỮ VĂN 9

HỌC KÌ 1

 

Buổi

Số tiết

Nội dung

Ghi chú

1

3

Ôn tập văn thuyết minh

 

2

3

Ôn tập văn bản nhật dụng

 ( Phong cách HCM, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được phát triển của trẻ em.)

 

 

3

3

- Ôn tập  Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp

( Các PCHT, Xưng hô trong hội thoại, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)

 

 

4

3

- Truyện trung Đại chữ Hán

( Chuyện người con gái Nam Xương).

 

5

3

- Truyện trung Đại chữ Hán

(Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14).

 

6

3

- Truyện thơ Nôm ( Nguyễn Du và Truyện Kiều, Đoạn trích chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân)

 

7

3

- Truyện thơ Nôm (Đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích, Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)

 

8

3

- Thơ Hiện đại VN:

+ Đồng chí – Chính Hữu.

 

9

3

- Thơ Hiện đại VN:

+ Bài thơ về TĐ xe không kính – Phạm Tiến Duật.

 

10

3

- Thơ hiện đại VN (tiếp):

+ Ánh trăng – Nguyễn Duy.

 

11

3

- Thơ hiện đại VN (tiếp):

+ Bếp lửa – Bằng Việt.

 

12

3

- Thơ hiện đại VN (tiếp):

+ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận.

 

 

13

3

- Truyện Hiện đại Việt Nam:

+ Làng – Kim Lân.

 

 

14

3

- Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp):

+ Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.

 

15

3

- Truyện Hiện đại Việt Nam ( tiếp):

+ Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng.

 

16

3

- Văn tự sự.

 

17

3

- Luyện tập văn tự sự

 

18

3

- Cách làm bài tập đọc hiểu

 

19

3

- Ôn tập học kì 1

 

20

3

- Luyện đề

 

 

BUỔI 1

 

Ngày soạn :      /       /2020

 

                          Ngày dạy:

ÔN TẬP VĂN THUYẾT MINH

I.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh

-  Củng cố khái niệm thế nào là văn thuyết minh.

-  Các phương pháp thuyết minh chủ yếu.

- Những yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh

- Sự đa dạng, phong phú về đối tượng cần giới thiệu trong bài văn thuyết minh.

- Phân biệt được những nét khác nhau cơ bản giữa văn thuyết minh với một số thể văn khác.

2. Kĩ năng:

- Tổng hợp hệ thống lại những kiến thức đã học về văn thuyết minh.

- Nhận diện kiểu bài thuyết minh và nắm vững yêu cầu

- Có kĩ năng tìm hiểu, quan sát đối tượng cần thuyết minh

- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh

3. Thái độ, phẩm chất:

- Có ý thức học tập chủ động, tích cực; trang bị đầy đủ kiến thức để vận dụng viết bài văn thuyết minh đúng, đủ, hay, sáng tạo và hấp dẫn người đọc.

- Yêu ngôn ngữ dân tộc , trau dồi vốn từ vựng Tiếng Việt

Tự lập, tự tin, tự chủ ...

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học,

- Năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo

- Năng lực hợp tác

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực tạo lập văn bản...

II. Tiến trình lên lớp

Tiết 1:

A. Hệ thống lại kiến thức đã học

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

Gv: Thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? Văn Thuyết minh có vai trò và tác dụng gì trong cuộc sống?

Hs trao đôi thảo luận theo bàn:

- Là kiểu văn bản cung cấp các tri thức cho người đọc người nghe. Ví dụ thuyết minh về tà áo dài nhằm cung cấp tri thức về áo dài . Thuyết minh : Vì sao lá cây có màu xanh lục  là cung cấp kiến thức về nguyên nhân tại sao lá cây có màu xanh...

Gv gọi một số nhóm khác nhận xét, bổ sung  sau đó chốt lại kiến thức .

 

1. Khái niệm:

- Thuyết minh là kiểu văn bản phổ biến, thông dụng trong đời sống nhừm cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa của các hiện tượng, sự việc trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày giới thiệu giải thích.

 

 

 

 

Gv: Em hãy nêu những nét khác biệt cơ bản giữa văn thuyết minh  với văn miêu tả, tự sự, biểu cảm và nghị luận?

Hs: Trình bày

- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi phải mang tính khách quan, xác thực, hữu ích với mọi người

- Tự sự là trình bày sự việc ( nhân vật, cốt truyện...)

- Miêu tả là tái hiện đặc điểm hình dáng...của con người , phong cảnh, con vật,cây cối...

- Nghị luận là bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm là bày tỏ bộc lộ cảm xúc...

Gv chốt lại kiến thức

 

Gv: ?/ Lời văn trong văn thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì?

Hs trao đổi theo bàn và trình bày ý kiến

Gv nhận xét, chốt kiến thức.

 

Gv?/ các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện trong văn thuyết minh không? Tác dụng của từng yếu tố đó như thế nào?

Hs trình bày

Gv nhận xét, chốt kiến thức.

2. Yêu cầu cơ bản về nội dung tri thức và lời văn

- Tri thức được trình bày trong văn thuyết minh cần khách quan, xác thực- đáng tin cậy và có ích với mọi người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lời văn cần  rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, chặt chẽ, cô đọng và hấp dẫn.

 

 

 

- Các yếu tố miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm không thể thiếu trong văn thuyết minh nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ nhằm mục đích làm nổi bật đối tượng thuyết minh.

 

 

Gv?/ Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Hs trao đổi theo nhóm và cử đại diện trình bày:

- Phải tìm hiểu để có kiến thức cũng như những hiểu biết đầy đủ, đa dạng, chính xác về đối tượng thuyết minh

- Tìm hiểu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Bài văn thuyết minh cần tập trung để làm nổi bật đối tượng thuyết minh.

 

Gv nhận xét bổ sung.

 

3. Để làm tốt bài văn thuyết minh

- Phải tìm hiểu kĩ về đối tượng thuyết minh bằng cách:

+ Quan sát trực tiếp

+ Tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng khác

 

 

-

 Bài văn thuyết minh cần làm nổi bật được đặc điểm, tính chất, chức năng, tác dụng của đối tượng thuyết minh...đặc biệt là mối quan hệ giữa đối tượng được thuyết minh với đời sống con người.

 

 

Gv? /Hãy trình bày những phương pháp thường  được sử dụng trong văn thuyết minh? Hãy đưa ra một ví dụ cụ thể

Hs: Phương pháp nêu định nghĩa, phương pháp giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích...

 

- Ví dụ : văn bản   “Ôn dịch, thuốc lá” Tác giả Nguyễn Khắc Viện đã dùng phương pháp nêu ví dụ  và phương pháp dùng số liệu cụ thể để thuyết minh cụ thể về tác hại ghê gớm của thuốc lá ...

 

 

4. Những phương pháp thuyết minh thường sử dụng.

- Nêu định nghĩa

- Giải thích

- Liệt kê

- Phân loại phân tích

- Dùng số liệu

- Nêu ví dụ...

 

Tiết 2

A.Hệ thống lại kiến thức đã học

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

Gv?/ Những BPNT nào thường được dùng trong văn thuyết minh? Nêu tác dụng?

Hs trình bày

Gv nhận xét, chốt kiến thức.

5. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

- Để văn bản thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn người đọc ta thường vận dụng một số BPNT như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca,...

- Các BPNT cần được sử dụng hợp lí để làm nổi bật đối tượng thuyết minh.

?/ Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?

Hs trình bày

Gv nhận xét, chốt

6. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

- Yếu tố miêu tả giúp cho bài thuyết minh thêm cụ thể, sinh động , hấp dẫn và làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

?/ Hãy trình bày dàn ý chung của một bài văn thuyết minh?

Hs thảo luận theo nhóm  rồi cử đại diện trình bày

Gv chia lớp thành  4-6 nhóm tùy theo sĩ số của lớp

 

Gv  gọi đại diện các nhóm trình bày, đại diện các nhóm khác nhận xét

 

Gv nhận xét chung và chốt kiến thức

7. Dàn ý khái quát của bài văn thuyết minh.

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.

B. Thân bài:

- Lần lượt giới thiệu từng mặt, từng đặc điểm, phương diện của đối tượng thuyết minh

( Có thể đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận... để làm nổi bật đối tượng thuyết minh)

C. Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng và bài học

 

B. Luyện tập :

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Bài tập 1: Lập dàn ý giới thiệu về chiếc bút bi.

 - Hình thức tổ chức luyện tập :

 Giáo viên cho học sinh làm bài tập theo nhóm ( 2 bàn một nhóm)

 

- HS thực hiện: các nhóm trao đổi cử đại diện ghi sản phẩm ra giấy

 

 

Gv gọi đại diện các nhóm lên trình bày

 

 

 

 

Các nhóm còn lại nhận xét

 

 

 

 

 

Gv nhận xét  chốt kiến thức





 

 

 

I. Mở bài

    - Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

II. Thân bài

1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? ...)

- Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

- Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

- Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

- Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

- Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, ...)

- Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, ...

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

- Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

- Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

- Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, ...

III. Kết bài

- Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống

Tiết 3

B. Luyện tập :

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

Bài tập 2  :

Viết  bài văn ngắn giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

 

 

 

Hình thức tổ chức luyện tập

( Cá nhân)

    Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

     Thời ông sống, các tập đoàn Phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm chữ Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền)- một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

     "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay. “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh Phong kiến gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc.

 Vì lẽ đó, “ Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực và  nhân đạo sâu sắc. Thông điệp bài học mà tác giả Nguyễn Dữ gửi gắm đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.

Bài tập 3

 Viết đoạn văn giới thiệu về đặc điểm cấu tạo của chiếc nón lá.

- Hình thức tổ chức luyện tập

( Cá nhân)

Gv yêu cầu học sinh nghiêm túc viết đoạn văn giới thiệu về đặc điểm hình dáng và công dụng của chiếc nón lá.

    Chiếc nón lá từ lâu đã trở thành một vật dụng gần gũi, quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón. Chiếc nón lá đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.

 

 

Bài tập 3

Viết đoạn văn giới thiệu về cấu trúc nội dung của cuốn SGK Ngữ văn 9 tập 1 – NXB giáo dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1 do NXB giáo dục ấn hành có nội dung cấu trúc gồm 3 phần .Nội dung kiến thức gồm 17 bài. Mỗi bài được thiết kế đầy đủ cả ba phân môn là văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Văn bản bao gồm các tác phẩm văn học Việt Nam và văn học nước ngoài được sắp xếp hợp lí theo tiến trình thời gian để học sinh dễ tiếp cận. Phần Tiếng Việt cung cấp kiến thức về các phương châm hội thoại, sự phát triển của từ vựng...Phần tập làm văn củng cố lại kiến thức về văn thuyết minh, văn tự sự... Cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 là một đồ dùng học tập rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi học sinh chúng ta vì nó là công cụ giúp ta học tập ngày càng tốt hơn.

Bài tập 4

Viết đoạn văn giới thiệu về một thói quen tốt của bản thân em.

( Cá nhân)

Gv gợi ý :

+ “Thói quen” là những nếp sống, những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống hàng ngày.
+ “Thói quen tốt” sẽ mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa tích cực, đem lại một hình ảnh đẹp về một cá nhân, thậm chí là một cộng động, một quốc gia, dân tộc

+ Các thói quen tốt như : Học tập theo kế hoạch thời gian được xây dựng từ trước,  luôn giữ lời hứa, tự giác học bài, thường xuyên đọc sách...

    Một trong những thói quen tốt của tôi là mỗi sáng dậy thật sớm để dành thời gian tập thể dục. Tôi nghĩ rằng đây là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe. Có thể trong những ngày đầu bạn sẽ gặp khó khăn vì phải dậy sớm hơn để ra sân tập thể dục nhưng cứ kiên trì và cố gắng thì cơ thể bạn sẽ thích nghi dần dần. Ngay sau khi tập thể dục cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy khoan khoái và dễ chịu hơn, đầu óc chúng ta cũng trở nên  minh mẫn vì vậy học bài sẽ có hiệu quả tốt hơn. Đặc biệt sau bài thể dục buổi sáng chúng ta đã tiêu hao một lượng calo nhất định vì vậy mà bữa sáng ta ăn sẽ thấy ngon hơn. Điều này thật có lợi cho hệ tiêu hóa...

 

 

III. Củng cố - Dặn dò

- Nắm vững khái niệm văn thuyết minh, đặc điểm của văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

- Bài tập về nhà:

+ Viết đoạn văn thuyết minh về một con vật nuôi gần gũi với em ( Có sử dụng yếu tố miêu tả và một số biện pháp nghệ thuật).

+ Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh  cho đề bài sau: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam.

+ Chuẩn bị bài ôn tập về văn bản nhật dụng( Phong cách Hồ Chí Minh, đấu tranh cho một thế gới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em)

 ...

Link Google Drive tải file word đầy đủ, miễn phí

Nguồn: ST

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng