Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 cánh diều cả năm

Từ khóa: Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10, Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 cánh diều, Kế hoạch bài dạy ngữ văn 10, Kế hoạch bài dạy ngữ văn 10 cánh diều, Giáo án ngữ văn 10 cánh diều, Giáo án ngữ văn 10.

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 cánh diều cả năm.

Tài liệu được chia theo từng bài, từng tiết học giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.

Link tải full ở cuối trang.

  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài mở đầu
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 1 - Thần thoại và sử thi
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 2 - Thơ Đường luật
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 3 - Kịch bản chèo và tuồng
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 4 - Văn bản thông tin
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 5 - Thơ văn Nguyễn Trãi
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 6- Tiểu thuyết và truyện ngắn
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 7 - Thơ tự do
  • Kế hoạch bài dạy + Bài giảng Powerpoint ngữ văn 10 Cánh Diều - Bài 8- Văn bản nghị luận

BÀI MỞ ĐẦU - NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH

(01 tiết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Yêu cầu về kiến thức

Bài học này giúp các em hiểu được:

-         Những nội dung chính và cách học Ngữ văn 10

-         Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 10

2. Năng lực:

- Năng lực đặc thù:

+ Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 10: truyện, thơ, chèo, tuồng, văn bản nghị luận, văn bản thông tin và thơ văn Nguyễn Trãi

+  Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

+ Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.

-  Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

3. Phẩm chất:

4. Thiết bị dạy học:

- Sách giáo khoa, KHBD

- Máy tính, máy chiếu

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG 1 – KHỞI ĐỘNG

-           Mục tiêu:

+ Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập

+ Củng cố và ôn luyện lại kiến thức đã học ở cấp THCS

+ Khắc sâu kiến thức, nội dung bài học

-           Nội dung:

TRÒ CHƠI – AI NHANH HƠN

1. Hãy kể tên những văn bản đã được học và đọc thêm trong trương trình THCS

2. Trong khoảng thời gian 02 phút HS thi nối đáp án giữa cột A với cột B trong bảng kiến thức sau xem ai chọn được nhiều đáp án đúng và nhanh hơn.

A

B

Đồng chí (Chính Hữu)

Tiểu thuyết chương hồi

Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)

Thơ tự do

Bến quê ( Nguyễn Minh Châu)

Truyện ngắn

Văn bản thuyết minh

Truyện cổ tích

Văn nghị luận

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Gác-xi-a Mác-két)

Hoàng Lê nhất thống chí

(Ngô Gia văn phái)

Thơ lục bát

Con rồng cháu tiên

Bàn về đọc sách

Kịch

Truyền thuyết

Tấm cám

Bắc sơn (Nguyễn Huy Tưởng)

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

-         Mục tiêu: HS cần nắm được

+ Những nội dung chính và cách học Ngữ văn 10

     + Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 10

-         Nội dung:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

I.                   Học đọc

-         GV yêu cầu HS đọc kĩ các mục trong sgk và hoàn thành phiếu học tập

 STT  

Kiểu văn bản

Văn bản có trong sgk

y/c về cách đọc

1

Truyện

2

3

4

5

6

-         GV gọi Hs trình bày sản phẩm của mình. Các HS khác nghe bà nhận xét.

-         GV chốt kiến thức cho từng phần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mở rộng và nêu vấn đề: Trong các thể loại trền, thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn THCS?

- HS suy nghĩ độc lập và trả lời

- HS nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

 

II.               Thực hành tiếng Việt

-         GV gọi HS đọc mục 2 trước lớp

-         HS nêu những lưu ý khi đọc phần “Thực hành tiếng Việt”

-         GV chốt:

 

 

 

 

 

 

 

III.            Học viết:

     - GV Chia lớp thành hai nhóm thảo luận hai vấn đề sau

    + Khi viết một văn bản NL cần thực hiện mấy bước?

    + Ở cấp THCS, các em đã học viết những kiểu bài nào, yêu cầu cụ thể cho từng kiểu bài đó là gì?

-         Đại diện các nhóm trình bày

-         HS nghe, nhận xét

-         GV chốt ý

 

 

 

IV.            Học nói và nghe

GV: Nói và nghe gồm có những nội dung nào? Để rèn luyện được những nội dung này chúng ta cần đáp ứng những yêu cầu nào?

1.                  Nội dung

 

 

 

2.                  Yêu cầu

I.                   Học đọc

-         HS đọc và làm việc độc lập bằng cách điền thông tin vào phiếu học tập

 

 

 

 

 

 

 

-         HS trình bày

-         HS nghe nhận xet, bổ sung và tự hình thành kiến thức

1.      Đọc hiểu văn bản truyện

a.      Thần thoại, sử thi:

b.      Tiểu thuyết chương hồi

c.      Truyện ngắn

·        Yêu cầu về đọc hiểu truyện:

-         Hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm

-         Đặc điểm của mỗi thể loại

-         Chỉ ra được sự khác biệt của mỗi thể loại truyện.

2.      Đọc hiểu văn bản thơ

a.      Thơ đường luật

b.      Thơ tự do

·        Yêu cầu về đọc hiểu thơ:

-         Nhận biết và thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

-         Đặc điểm của mỗi thể thơ

-         Phân biệt điểm khác nhau giữa thơ Đường luật và thơ tự do.

3.      Đọc hiểu văn bản chèo, tuồng

a.      Kịch bản chèo

b.      Kịch bản tuồng

·        Yêu cầu về cách đọc hiểu

-         Nắm được nội dung của mỗi văn bản

-         Chú ý tới từ ngữ, hình thức trình bày, lời thoại nhân vật, chỉ dẫn sân khấu…

-         Nhận biết được tác dụng của cách trình bày ấy

4.      Đọc hiểu văn bản nghị luận

a.      Nghị luận xã hội

b.      Nghị luận văn học

·        Yêu cầu về cách đọc:

-         Chú ý tới đề tài, ý nghĩa của đề tài

-         Chú ý tới cách tác giả nêu ý kiến và sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.

5.      Đọc hiểu văn bản thông tin

a.      Văn bản thông tin tổng hợp

b.      Bản tin

·        Yêu cầu cách đọc:

-         Nắm được nội dung của văn bản

-         Chú ý cách triển khai thông tin, cách trình bày văn bản

-         Nhận biết được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin

6.      Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Trãi

è Tác gia văn học

è Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn

è Vận dụng kiến thức về đọc hiểu văn văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cuộc đời NT để hiểu sâu hơn các tác phẩm của ông.

II.               Thực hành tiếng Việt

 

-         Trước khi học cần xác định kiến thức phần tiếng Việt ở đầu mỗi bài học

-         Vận dụng kiến thức tiếng Việt vào các hoạt động đọc hiểu, viết, nói và nghe ở môn Ngữ văn cũng như các môn học khác hoặc trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày.

 

 

III. Học viết

1. Quy trình để viết 1 bài văn NL.

 

-         Gồm 4 bước sau:

+ Chuẩn bị

+ Tìm ý và lập dàn ý

+ Viết

+ Kiểm tra và chỉnh sửa.

2. Yêu cầu cụ thể cho từng kiểu bài

Kiểu văn bản

Yêu cầu

Nghị luận

….

Thuyết minh

….

Nhật dụng

….

 

IV. Học nói và nghe

 

 

 

 

 

1.      Nội dung

-         Nói

-         Nghe

-         Nói nghe tương tác

2.      Yêu cầu:

a.      Khi nói: Biết thuyết trình một vấn đề xã hội, có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm. Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học

b.      Khi nghe: Nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình

c.      Nghe nói và tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề có ý kiến khác nhau, đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ 1 ý kiến nào đó, tôn trọng người đối thoại.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

-         Mục tiêu:

+ HS nắm được cấu trúc của sgk

+ xác định được nhiệm vụ học tập của mình trước mỗi bài học

-         Nội dung:

Bài tập1: Mỗi đơn vị bài học trong sgk được cấu trúc như thế nào? Trước khi học bài mới em cần xác định cho mình những nhiệm vụ nào?

Các phần của bài học

Nhiệm vụ của học sinh

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

ü  Đọc trước khi học để có định hướng đúng

ü  Đọc sau khi học để tự đánh giá

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

Đọc ở nhà và vận dụng khi học trên lớp

ĐỌC

      ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

-         Tên văn bản

-         Chuẩn bị

-         Đọc hiểu

    THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

ü  Tìm hiểu thông tin về bối cảnh, tác giả, tác phẩm…

ü  Đọc trực tiếp văn bản và chú ý các hướng dẫn đọc bên phải, xem chú thích cuối trang.

ü  Trả lời câu hỏi đọc hiểu

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ü  Đọc kiến thức tiếng Việt ở phần kiến thức Ngữ văn và làm bài tập tiếng Việt

VIẾT

-         ĐỊNH HƯỚNG

-         THỰC HÀNH

ü  Đọc định hướng viết

ü  Làm các bài tập thực hành viết

NÓI VÀ NGHE

-         ĐỊNH HƯỚNG

-         THỰC HÀNH

ü  Đọc định hướng nói và nghe

ü  Làm bài tập thực hành nói và nghe

TỰ ĐÁNH GIÁ

ü  Tự đánh giá kết quả đọc hiểu, viết thông qua đọc và trả lời các câu hỏi về một văn bản tương tự đã học

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

ü  Đọc mở rộng theo gợi ý

ü  Thu thập tư liệu liên quan đến bài học

 

PHỤ LỤC:

I.                   PHIẾU HỌC TẬP:

 STT  

Kiểu văn bản

Văn bản có trong sgk

y/c về cách đọc

1

Truyện

2

3

4

5

6

 

Nguồn: ST từ thư viện Stem

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/
Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng