Kế hoạch bài dạy địa lí 10 cánh diều cả năm theo công văn 5512 (file word)

Từ khóa: Kế hoạch bài dạy địa lí 10, Kế hoạch bài dạy địa lí 10 file word, Kế hoạch bài dạy địa lí 10 cánh diều cả năm, Kế hoạch bài dạy địa lí 10 cánh diều cả năm file word.

Tài liệu gồm 242 trang word.


PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

TIẾT 1. BÀI 1 (1 tiết). MÔN ĐỊA LÍ VỚI ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

CHO HS

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

- Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

- Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhận thức khoa học địa lí:Phân tích được ý nghĩa và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.

- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đặc điểm cơ bản và vai trò của môn Địa lí đối với đời sống, các ngành nghề có liên quan đến kiến thức Địa lí.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.Tôn trọng năng lực, phẩm chất cũng như định hướng nghề nghiệp của cá nhân.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập và cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Hoạt động học tập:

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục đích:HS nhận diện các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí trong thực tế.

b) Nội dung: nhận diện được các ngành nghề liên quan đến môn Địa lí.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai thông minh hơn?

Hình thức: GV chiếu hình ảnh sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

* Câu hỏi: Em hãy cho biết các ngành nghề được đề cập trong ảnh có liên quan như thế nào đến môn Địa lí?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ thông

a) Mục đích:HS khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu khái quát về môn Địa lí ở trường phổ phông.

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS

I. KHÁI QUÁT VỀ MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

- Bắt nguồn từ khoa học Địa lí.

- Địa lí học gồm: địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội Þ gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ảnh sinh động thực tế cuộc sống.

- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,… và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy nêu những hiểu biết của em về môn Địa lí ở trường phổ thông?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống

a) Mục đích:HS xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo cặp để tìm hiểu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. VAI TRÒ CỦA MÔN ĐỊA LÍ VỚI CUỘC SỐNG

- Cung cấp kiến thức cơ bản để hiểu được môi trường sống xung quanh và xa hơn là đến các vùng trên bề mặt Trái Đất.

- Đối với xã hội hiện nay: môn Địa lí giúp chúng ta biết cách ứng xử và thích nghi được với những thay đổi đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội.

- Trên thực tế: môn Địa lí góp phần hình thành phẩm chất và năng lực giúp các em vận dụng được những kiến thức đã học vào cuộc sống sinh động hằng ngày và mở ra những định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

- Ví dụ:

+ Biết được sự phân bố của các loại đất, địa hình, sông ngòi.

+ Biết được mùa nào có gió mùa đông bắc, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

+ Biết tìm đường đi trên bản đồ, google map,…

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

* Câu hỏi: Nêu vai trò của môn Địa lí với cuộc sống? Hãy lấy VD thể hiện được vai trò của môn Địa lí trong cuộc sống hằng ngày của bản thân em?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp

a) Mục đích:HS xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc theo nhóm để tìm hiểu định hướng nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lí.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

III. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến thành phần tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng học,…)

 

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp (môi trường, tài nguyên thiên nhiên,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí dân cư (dân số học, đô thị học,…)

 

ĐỊA LÍ KINH TẾ-XÃ HỘI

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí các ngành kinh tế (nông nghiệp, du lịch,…)

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp (quy hoạch, GIS,…)

 

KIẾN THỨC TỔNG HỢP

 

Nhóm nghề nghiệp đào tạo giáo viên địa lí và các nghề nghiệp khác.

 

 

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về các nhóm nghề nghiệp:

* Nhóm 1, 4: Địa lí tự nhiên.

* Nhóm 2, 5: Địa lí kinh tế-xã hội.

* Nhóm 3, 6: Kiến thức tổng hợp.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 05 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi 1: Trình bày khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông?

Gợi ý trả lời:

Khái quát đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở trường phổ thông

- Môn Địa lí ở trường phổ thông bắt nguồn từ khoa học Địa lí. Địa lí học gồm địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế-xã hội.

- Hai bộ phận này gắn bó chặt chẽ, quan hệ mật thiết với nhau, phản ánh sinh động thực tế cuộc sống.

- Môn Địa lí liên quan chặt chẽ với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, bảng số liệu,... và với việc tìm hiểu thực tế địa phương bên ngoài trường học.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích:Vận dụng tri thức địa lí giải quyết vấn đề thực tiễn.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK, Internet và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi 2: Hãy kể tên một số nghề nghiệp mà em biết có liên quan đến kiến thức địa lí?

Gợi ý trả lời:

Một số nghề nghiệp có liên quan đến kiến thức địa lí như:

+ Giáo viên địa lí.

+ Nhà nghiên cứu địa lí, địa chất.

+ Công tác quy hoạch môi trường, phân vùng kinh tế.

+ Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

+ Quản lý kinh tế.

+ …

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và nêu suy nghĩ của bản thân.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.

4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới: Bài 2. Sử dụng bản đồ.

Nội dung:

+ Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

+ Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

+ Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống.


Ngày soạn: …. /…. /….

 

BÀI 2: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ-biểu đồ.

- Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.

- Xác định và sử dụng được một số ứng dụng GPS và bản đồ số trong đời sống.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.

- Năng lực Địa lí

+ Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (xác định vị trí, phạm vi, sự phần bố), giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên; phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên.

+ Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, video).

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ     : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái:       Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình 2.1 SGK các dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu

- Bản đồ minh họa các dòng biển chính trên đại dương thế giới

- Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

- Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục năm 2019

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động xuất phát/ khởi động

a. Mục tiêu

- Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học.

b. Nội dung

- Đưa HS vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.

c. Sản phẩm

- Câu trả lời cá nhân của HS.

d. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV treo bản đồ giao thông Việt Nam, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Để thể hiện cho các đối tượng tượng địa lí trên bản đồ (các đường giao thông,sân bay, bến cảng..) người ta làm thế nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Tìm hiểu một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

a. Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm của các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (pp kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ biểu đồ).

b. Nội dung

 Đọc thông tin sách giáo khoa hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

………..

 

 

 

 

 

c. Sản Phẩm: Bài làm của HS

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành yêu cầu:

+ Nhóm 1: tìm hiểu phương pháp kí hiệu Kết hợp nội dung SGK và hình 2.1 hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

Kí hiệu

 

 

 

 


 + Nhóm 2: tìm hiểu phương pháp đường chuyển động Kết hợp nội dung SGK và hình 2.2 hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

Đường chuyển động

 

 

 

 


+ Nhóm 3: tìm hiểu phương pháp chấm điểm Kết hợp nội dung SGK và hình 2.3 hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

Chấm điểm

 

 

 

 


 

+ Nhóm 4: tìm hiểu phương pháp chấm điểm Kết hợp nội dung SGK và hình 2.4 hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

Khoanh vùng

 

 

 

 


 + Nhóm 4: tìm hiểu phương pháp bản đồ biểu đồ  Kết hợp nội dung SGK và hình 2.5 hoàn thành phiếu học tập

Phương pháp

Đối tượng biểu hiện

Cách thức biểu hiện

Khả năng biểu hiện

Ví dụ

Bản đồ biểu đồ

 

 

 

 


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

Bước 3:Báo cáo kết quả

- HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của HS.

- Chuẩn kiến thức:

 

I. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

1. Phương pháp kí hiệu

- Biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm. Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,…

- Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

- Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu:

+ Dạng chữ;

+ Dạng tượng hình;

+ Dạng hình học.

2. Phương pháp đường chuyển động

- Biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế-xã hội. Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hóa, di dân,…

- Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

3. Phương pháp chấm điểm

- Biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian. Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố cơ sở chăn nuôi,… Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

4. Phương pháp khoanh vùng

- Biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định. Ví dụ: sự phân bố các kiểu thảm thực vật, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,… Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền mà, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

5. Phương pháp bản đồ biểu đồ

- Biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ. Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,…

* Ngoài ra, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,…

 

2.2. Tìm hiểu sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

a. Mục tiêu

-Trình bày được vấn đề sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

b. Nội dung: HS đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất.

c. Sản Phẩm: Hoàn thành câu trả lời, phiếu học tập, khái quát được nội dung kiến thức.

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Dựa vào thông tin mục sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống trang 8 SGK, hãy đọc các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất (hình 2.4)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc

- Gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

- Chuẩn kiến thức:

II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG

- Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí. Các bước sử dụng bản đồ trong học tập gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

- Đọc bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất:

+ Hoang mạc lạnh.

+ Đài nguyên.

+ Rừng lá kim.

+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.

+ Rừng cận nhiệt ẩm.

+ Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao.

+ Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

+ Hoang mạc, bán hoang mạc.

+ Xa-van, cây bụi.

+ Rừng nhiệt đới, xích đạo.

 

2.3. Tìm hiểu một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

a. Mục tiêu

- Trình bày được một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

b. Nội dung

- Đọc thông tin trang 9SGK hãy trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống

c. Sản Phẩm: Câu trả lời của HS

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: giao nhiệm vụ:* Câu hỏi: Đọc thông tin trong SGK và trình bày một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS nghiên cứu sách giáo khoa trao đổi cặp đôi cùng thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc

- Gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức

- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của HS

- Chuẩn kiến thức:

 

III. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA GPS VÀ BẢN ĐỒ SỐ TRONG ĐỜI SỐNG

- GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ tọa độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

- Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

- Ngày nay, GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển các phương tiện giao thông trên bản đồ,…

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu

- Củng cố lại các kiến thức trong bài học

b. Nội dung: Dựa vào các kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

1: Hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau để phân biệt các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

Phương pháp

Sự phân bố của đối tượng

Khả năng biểu hiện của phương pháp

Kí hiệu

 

 

Đường chuyển động

 

 

Khoanh vùng

 

 

Bản đồ-biểu đồ

 

 

2: Hãy nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập và đời sống?

 

c. Sản Phẩm: Câu trả lời của HS

d. Cách thức tổ chức

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV cho HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu HS/nhóm trình bày kết quả làm việc

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc

- GV yêu câu một vài HS/nhóm trình bày câu trả lời, các HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

Bước 4:GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

- Củng cố lại các kiến thức trong bài học

b. Nội dung: Dựa vào các kiến thức đã học hãy trả lời các câu hỏi sau:

3: Hãy điền những phương pháp phù hợp vào bảng theo mẫu sau để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ?

STT

Nội dung cần biểu hiện

Phương pháp biểu hiện

1

Dòng biển nóng và dòng biển lạnh

 

2

Các đới khí hậu

 

3

Sự phân bố dân cư

 

4

Cơ cấu dân số

 

5

Sự phân bố các nhà máy điện

 

4: Hãy sử dụng máy tính xách tay, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có dịch vụ định vị GPS để tìm đường đi, khoảng cách và thời gian di chuyển từ trường về nhà em?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4:Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của HS.

...

Link Google Drive tải file word đầy đủ, miễn phí

Tải Xuống Tài Liệu

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng