Giáo án, bài giảng powepoint môn Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, bài giảng powepoint môn Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức cả năm.

Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.



PHẦN MỞ ĐẦU

BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁIQUÁT MÔN SINH HỌC

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-         Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

-         Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

-         Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày, với sự phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề toàn cầu; mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội.

-         Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.

-         Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai, tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và các thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.

-         Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn để xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

2. Năng lực

-         Năng lực chung:

       Năng lực tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tóm tắt nội dung, tự trả lời câu hỏi và đặt ra các câu hỏi tìm hiểu kiến thức của bài.

       Năng lực diễn đạt bằng văn bản và giao tiếp: thông qua các hoạt động viết tóm tắt nội dung kiến thức đọc được và thuyết trình trước tổ, nhóm hay trước lớp.

       Năng lực giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo: thông qua thảo luận nhóm, rèn kĩ năng lắng nghe, chia sẻ, điều hành nhóm.

       Năng lực tư duy logic và nghiên cứu khoa học: thông qua các hoạt động nghiên cứu tình huống giả định.

-         Năng lực riêng:

       Nhận thức Sinh học:

+ Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

+ Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

+ Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

+ Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.

+ Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, phép y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).

+ Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

+ Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

+ Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được ý tưởng về ứng dụng sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.

3. Phẩm chất

-         Yêu thích môn học: thấy được vai trò quan trọng của sinh học trong các mặt của đời sống xã hội, từ đó thêm yêu thích và hăng say tìm hiểu, học tập môn Sinh học.

-         Có hành động thiết thực như tuyên truyền, làm gương trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững.

-         Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-         SGK, SGV, Giáo án.

-         Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

-         Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-         SGK, SBT Sinh học 10.

-         Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS; dẫn dắt vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Sự sống quanh ta”.

- GV chuẩn bị các hình ảnh về các vật dụng có ở môi trường xung quanh hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người để HS bước đầu xác định được những thành tựu có ứng dụng sinh học.

- HS giải thích lựa chọn của mình. GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ sinh học:

           Trồng hoa hồng thủy sinh                                          Vắc-xin

                   Rau hữu cơ                                               Nhiên liệu sinh học

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Nêu những ứng dụng của công nghệ sinh học ở gia đình, khu vực em sinh sống.

+ Sinh học có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

* Một số ứng dụng của công nghệ sinh học:

+ Tạo ra những loài thực vật biến đổi gene như dưa hấu không hạt, xoài hạt lép,…

+ Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi trường

+ Cấy ghép các mô, cơ quan trên cơ thể người,…

* Sinh học có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người, nó là cơ sở để phát triển những sản phẩm sạch, những loại thuốc, vắc-xin,… bảo vệ sức khỏe con người, khéo dài tuổi thọ; giúp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; góp phần giải quyết các vấn đề môi trường và năng lượng trong nền công nghiệp hiện đại;….

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sinh học được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của ngành Sinh học là tạo ra các loài sinh vật biến đổi qene (Genetically Modified 0rqganism — GMO), nhờ đó, mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,... Ngoài ra, sinh học và các ứng dụng của sinh học còn có những ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống của chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn về môn học này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh học và các lĩnh vực của Sinh học

a. Mục tiêu:

- Nêu được đối tượng, các lĩnh vực nghiên cứu, mục tiêu, vai trò và triển vọng của sinh học.

- Nêu được nhiệm vụ chính của một số lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu môn Sinh học.

- Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vốn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục I (SGK tr.5 – 6) để tìm hiểu về Sinh học và các lĩnh vực của Sinh học.

- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK và hoàn thành phiếu bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu bài tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 6 HS), yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr.5 – 6) để tìm hiểu về Sinh học và các lĩnh vực của Sinh học.

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu các nhóm trả lời nhanh:

+ Sinh học là gì? Nêu đối tượng nghiên cứu của Sinh học.

+ Cho biết mục tiêu nghiên cứu của Sinh học.

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi trong phiếu học tập số 1. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc nhanh thông tin SGK và trả lời nhanh câu hỏi của GV.

- Các thành viên trong nhóm làm việc cá nhân, ghi ý kiến của mình vào một góc của tờ giấy A0, sau đó, cả nhóm thống trao đổi, thống nhất ý kiến và viết đáp án vào phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng.

- GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm lẫn nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Sinh học và các lĩnh vực của Sinh học

1. Khái niệm và đối tượng của sinh học

Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Đối tượng của sinh học là các sinh vật và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

2. Mục tiêu của sinh học

Mục tiêu của sinh học là tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các quá trình sống ở các cấp độ tổ chức của sự sống, qua đó, con người có thể điều khiển, tối ưu hoá được nguồn tài nguyên sinh

học cũng như phi sinh học, phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người một cách bền vững.

3. Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

- Gồm 2 lĩnh vực: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

+ Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản: tập trung vào tìm hiểu cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống, phân loại, cách thức vận hành và tiến hoá của thế giới sống.

+ Lĩnh vực nghiên cứu: ứng dụng khám phá thế giới sống tìm cách đưa những phát kiến mới về sinh học ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

4. Vai trò của sinh học

- Những hiểu biết về sinh học, đặc biệt về thế giới vi sinh vật trong nhiều thập kỉ qua đã giúp giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người qua sự cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh tật.

- Những phát hiện về giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm, các hoạt chất có khả năng chữa bệnh từ các sinh vật trong tự nhiên giúp chúng ta có cuộc sống mạnh khỏe hơn, biết tôn trọng, yêu quý và gìn giữ sự đa dạng của sinh giới.

- Vai trò của sinh học vô cùng đa dạng và to lớn, nó không chỉ giúp con người khoẻ mạnh

hơn, sống lâu hơn mà còn tác động vào đời sống học tập, đời sống tinh thần hằng ngày

của con người.

5. Sinh học trong tương lai

- Sự kết hợp của ngành sinh học với hoá học, tin học, toán học và vật lí hình thành nên một ngành mới được gọi là sinh học hệ thống.

- Một trong những ứng dụng của sinh học hệ thống trong nghiên cứu sinh học phân tử đem lại giá trị ứng dụng cao trong y - dược là sản xuất thuốc chữa bệnh.

Hoạt động 2: Các ngành nghề liên quan đến Sinh học

a. Mục tiêu:

- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y - dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...).

- Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác nói chung.

- Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục II (SGK tr.7 – 8) để tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến Sinh học.

- HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt các nội dung vừa nghiên cứu và trả lời câu hỏi liên hệ.

c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy về các ngành nghề liên quan đến sinh học và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên nhóm trong hoạt động trước, yêu cầu các nhóm đọc thông tin quan sát các hình ảnh mục II tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến Sinh học.

- GV yêu HS vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những  ngành nghề liên quan đến sinh học và thành tựu nổi bật của nhóm ngành đó.

- GV đặt câu hỏi liên hệ bản thân cho HS: Lĩnh vực và ngành nghề nào của sinh học mà em muốn theo đuổi? Theo em, triển vọng tương lại của ngành nghề đó như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh SGK, thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy theo nội dung GV yêu cầu.

- Đối với câu hỏi liên hệ, HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến cá nhân.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm dán sơ đồ tư duy của nhóm mình lên bảng. GV mời đại diện một nhóm trình bày trước lớp.

- GV chỉ định các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi liên hệ, chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn kiến thức, tuyên dương nhóm có sản phẩm tốt nhất.

- GV cho HS xem video về một số thành tựu của công nghệ biến đổi gen (từ 1p18s đến hết) và chuyển sang nội dung tiếp theo.

https://youtu.be/wuSdFU4GlVY

II. Các ngành nghề liên quan đến Sinh học

1. Sinh học và các ngành y – dược học

- Thành tựu trong giải trình tự hệ gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc hướng đích, các loại thuốc này tác động tới những loại protein riêng biệt để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.

- Các loại thuốc hướng đích ở cấp độ nano có thể tự tìm đến các tế bào đích, tương tác đặc hiệu với các phần tử trong tế bào bị bệnh, giúp giảm đáng kể tác động không mong muốn ở nhiều loại thuốc.

2. Sinh học và ngành pháp y

- Từ sợi tóc, vết máu hay các tế bào khác nhau để lại trên hiện trường của vụ án, các nhân viên điều tra có thể truy tìm ra chủ nhân của chúng thông qua việc giải trình tự DNA, từ đó, có thể xác định được nhân thân của những nạn nhân trong các vụ tai nạn và xác định được quan hệ huyết thống.

- Trong tương lai, dấu vân tay DNA cũng có thể được dùng thay dấu vân tay trong thẻ căn cước công dân hiện nay.

3. Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp

- Những hiểu biết về các đặc điểm sinh học của vật nuôi, cây trồng đã giúp con người tạo ra những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, giúp hiệu quả chăn nuôi và trồng trọt tăng lên rõ rệt.

- Công nghệ di truyền trong thời gian gần đây và trong tương lai còn giúp các nhà sinh học có thể chuyển gene từ loài này sang loài khác hoặc biến đổi gene của một loài sinh vật, tạo ra những sinh vật chuyển gene theo nhu cầu của con người.

- Trong lâm nghiệp, những giống cây lâu năm có giá trị cao có thể được nhân giống vô tính mà không cần phải mất nhiều thời gian chờ cây sinh trưởng, ra hoa, kết trái.

- Nhiều loài động vật đã được nhân bản thành công như cừu, bò, mèo, khỉ, lợn,...

- Những sinh vật biến đổi gene tạo ra các sản phẩm protein chữa bệnh cho con người có thể được nhân bản để gia tăng số lượng. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai có thể hồi sinh được những sinh vật đã bị tuyệt chủng.

4. Sinh học và công nghệ thực phẩm

- Giúp tạo ra sản phẩm làm thức ăn, thuốc chữa bệnh.

- Giúp ngành công nghệ chế biến thực phẩm sản xuất ra nhiều loại thức ăn, nước uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa chua và các sản phẩm của quá trình lên men khác, đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của con người ở mọi lứa tuổi.

- Những hiểu biết về vi sinh vật, hô hấp tế bào còn giúp con người có được các biện pháp bảo quản thực phẩm lâu dài mà vẫn đảm bảo chất lượng.

5. Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường

- Việc giải trình tự hệ gene của nhiều loài vi sinh vật đã mở ra những tiềm năng ứng dụng vi sinh vật trong giải quyết các vấn đề về môi trường và năng lượng.

- Nghiên cứu sử dụng các loài sinh vật góp phần tạo ra nguồn năng lượng sạch trong tương lai.

- Kết quả nghiên cứu trên nhiều đối tượng sinh vật còn làm xuất hiện những ngành nghề mới như phỏng sinh học hay bắt chước sinh học. Nhiều robot và vật dụng được sản xuất dựa trên những nguyên lí vận hành của các sinh vật đã và đang đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội.

Hoạt động 3: Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

a. Mục tiêu:

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững.

- Trình bày được vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống.

- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục III (SGK tr.9 – 10) để tìm hiểu về sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội.

- HS hoàn thành phiếu học tập về nội dung vừa nghiên cứu.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục III (SGK tr.9 – 10) để tìm hiểu về sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội.

- GV yêu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 2. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm nghiên cứu thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá các nhóm thông qua mức độ hoàn thành phiếu học tập, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS đọc phần Kiến thức cốt lõi (SGK tr.11) và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

1. Khái niệm phát triển bền vững

- Là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.

2. Vai trò của sinh học phát triển bền vững

- Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học Chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với sự phát triển bền vững.

=> Việc trang bị kiến thức tối thiểu về sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.

3. Sinh học và những vấn đề xã hội

a) Sinh học và vấn đề đạo đức

       Nghiên cứu sinh học làm nảy sinh vấn đề đạo đức và được gọi là đạo đức sinh học: Liệu kĩ thuật chỉnh sửa gene hiện đang phát triển có nên áp dụng để chỉnh sửa gene của người? Liệu xã hội có cho phép nhân bản vô tính con người? Liệu các giống cây trồng biến đổi gene có thực sự an toàn với con người?...

b) Sinh học và kinh tế

- Những ứng dụng của sinh học đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người: Những giống vật nuôi, cây trồng có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo và lai hữu tính; những giống cây trồng biến đổi gene mang những đặc tính đặc biệt hữu ích được nhân nhanh bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào;…

- Một số vấn đề phát sinh khi áp dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn: Khi trồng cây giống tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên diện tích lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro mất mùa nếu điều kiện môi trường bất lợi với cây trồng,...

c) Sinh học và công nghệ

        Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hoá các công cụ máy móc.

Ví dụ: Nghiên cứu tập tính của các loài côn trùng như kiến, người ta có thể chế tạo ra robot hoạt động độc lập nhưng có thể “giao tiếp” với nhau để thực hiện một nhiệm vụ nhất định đã được lập trình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học thông qua các bài tập Luyện tập.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành các bài tập sau:

1.Nếu trở thành một nhà sinh học, em chọn đối tượng và mục tiêu nghiên cứu là gì?

2.Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hằng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc cá nhân, giải quyết các bài tập sau:

1.Nếu trở thành một nhà sinh học, em chọn đối tượng và mục tiêu nghiên cứu là gì?

2. Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hằng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử dụng kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi luyện tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

- HS xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi.

- GV khuyến khích HS đưa ra các ý kiến, câu trả lời khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện năng lực tự học, năng lực thu thập, xử lí và trình bày thông tin.

- Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tế.

b. Nội dung:

GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học. HS lựa chọn 2 trong 3 nhiệm vụ sau để thực hiệnở nhà:

1. Em cùng gia đình nên sử dụng những loại vật dụng gì để có thể góp phần giảm

thiểu ô nhiễm môi trường? Tại sao chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa?

2.Nêu một ví dụ về nghiên cứu sinh học có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về

đạo đức sinh học.

3.Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo được nhu cầu ngày càng gia tăng của con

người (về lương thực, thực phẩm, năng lượng, thuốc chữa bệnh cùng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp,...) trong khi vẫn hạn chế được tối đa những tác động bất lợi của con người đối với tự nhiên (phát triển bền vững)? Hãy đề xuất một vài biện pháp cụ thể.

c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của HS về câu hỏi đã lựa chọn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện ngoài giờ học. HS lựa chọn 2 trong 3 nhiệm vụ sau để thực hiện ở nhà:

1. Em cùng gia đình nên sử dụng những loại vật dụng gì để có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường? Tại sao chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải nhựa?

2.Nêu một ví dụ về nghiên cứu sinh học có thể gây nên mối lo ngại của xã hội về đạo đức sinh học.

3.Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo được nhu cầu ngày càng gia tăng của con

người (về lương thực, thực phẩm, năng lượng, thuốc chữa bệnh cùng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp,...) trong khi vẫn hạn chế được tối đa những tác động bất lợi của con người đối với tự nhiên (phát triển bền vững)? Hãy đề xuất một vài biện pháp cụ thể.

- GV lưu ý HS có thể thực hiện nhiệm vụ cá nhân hoặc theo nhóm (2 – 3 người/nhóm).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận nhiệm vụ, ghi chép nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin, sưu tầm tranh ảnh, video,… liên quan đến nội dung câu hỏi và chuẩn bị cho phần trình bày vào tiết học sau.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS trình bày bài làm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập Sinh học 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:……..

Lớp:…………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Thời gian: 15 phút)

Nhóm:…

Dựa vào nội dung mục I (SGK tr.5 – 6), thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp THPT.

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

2. Trình bày vai trò của Sinh học trong đời sống?

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

3. Em hãy nêu triển vọng phát triển của ngành sinh học trong tương lai.

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

 

Trường:…………

Lớp: …………….

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(Thời gian: 10 phút)

Nhóm: ……

Nghiên cứu nội dung mục III (SGK tr.9 – 10), thảo luận và trả lời các câu hỏi:

1. Thế nào là phát triển bền vững?

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

2. Trình bày những vai trò của sinh học trong phát triển bền vững. Cho ví dụ minh họa.

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

3. Hãy giải thích mối quan hệ của sinh học với kinh tế, công nghệ và vấn đề đạo đức xã hội. (Cho ví dụ cụ thể)

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

 

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng