Giáo án, Bài giảng powerpoint chuyên đề Ngữ văn lớp 10 cánh diều cả năm

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, Bài giảng powerpoint chuyên đề Ngữ văn lớp 10 cánh diều cả năm.

Giáo án, bài giảng đầy đủ 3 chuyên đề.



Chuyên đề 1:

TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ

VĂN HỌC DÂN GIAN

Tiết 1-2-3  TÌM HIỂU VỀ NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

I.MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

-Biết các yêu cầu, cách thức nghiên cứu, viết báo cáo và thuyết trình về một vấn đề văn học dân gian.

- Vận dụng được những hiểu biết từ chuyên đề  để đọc hiểu và viết về VHDG.

- Yêu thích VHDG và việc nghiên cứu VHDG.

- Tiết 1 -2 -3 : +Nắm được các khái niệm cơ bản của nghiên cứu một vấn dề VHDG.

                   + Hiểu rõ những yêu cầu cơ bản của nghiên cứu và một số thao tác nghiên cứu VHDG.

2. Về năng lực:

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quâ trình học tập để phát triển năng lực .

- Giải quyết được một  vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

3.Về phẩm chất:

- Yêu thích VHDG và việc nghiên cứu VHDG.

- Biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc học tập và nghiên cứu VHDG.

-Biết phát huy ảnh hưởng tích cực của văn học với đời sống, củng cố hiểu biết  và bồi đắp tình yêu với nghệ thuật nói chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1.Thiết bị dạy học: Máy tính, vô tuyến kết nối internet, điện thoại thông minh..

2.Học liệu:- Tranh ảnh và video liên quan.

- Sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói, nghe.

3. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Sưu tầm tài liệu , lập kế hoạch dạy  học; Thiết kế bài giảng điện tử.

- Học sinh: +Đọc truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

+ Xem lại những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.

+Sưu tầm một tài liệu về nghiên cứu VHDG.

+Đọc trước phần bài học trong sgk và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.HOẠT ĐỘNG 1 :KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.

b. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho Hs xem video

PP vấn đáp: Em hãy  cho biết bài ca dao, dân ca nào nhắc đến trong video?

Em hãy cho biết thế nào là ca dao, dân ca?

Từ đó hãy nêu những đặc trưng văn học dân gian?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

Dự kiến câu trả lời của HS:

Bước 4: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

GV dẫn vào bài:

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2.1: Cung cấp tri thức khái quát về hoạt động nghiên cứu VHDG

a. Mục tiêu: Tìm hiểu chung về yêu cầu, mục đích, biết được thế nào là hoạt động nghiên cứu và ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu VHDG

b. Nội dung : Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày  để tìm hiểu về

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số nét cơ bản về hoạt động  nghiên cứu VHDG .

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

 

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản  phẩm

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

*Tìm hiểu về những yêu cầu và cách thức của việc nghiên cứu một vấn đề VNDG:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

HS làm việc cá nhân

? Qua tìm hiểu ở nhà, nêu những hiểu biết của em về những  yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian ?

(Thế nào là nghiên cứu một vấn đề VHDG? Mục đích nghiên cứu và cách thức tiến hành?...)

 

 

 

 

 

? Hãy nêu ví dụ về một hoạt động nghiên cứu và chỉ ra ý nghĩa tác dụng của hoạt động nghiên cứu đó đối với con người hoặc cá nhân em ?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Đánh giá, kết luận

 

I.Yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian:

1. Thế nào là nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian ?

- Nghiên cứu một vấn đề VHDG là hoạt động thu thập và xử lí thông tin nhằm làm sáng tỏ một vấn đề chưa được giải quyết hay làm rõ những băn khoăn, thắc mắc về một nội dung nào đó của VHDG.

- Mục đích của  hoạt động nghiên cứu VHDG là tập phát hiện, nêu và giải quyết những vấn đề còn chưa hiểu, chưa thấy thuyết phục về văn học dân gian. Qua đó mở rộng vốn hiểu biết về văn học, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ; đồng thời hình thành một số thao tác đơn giản và quen thuộc của hoạt động nghiên cứu VHDG …

 

- Ví dụ :Nghiên cứu về những dị bản khác nhau của  phần kết truyện cổ tích Tấm Cám .

+ Ý nghĩa : Giúp người đọc  hiểu rõ hơn về một đặc trưng của VHDG, của thể loại cổ tích thần kì và đặc biệt là ý nghĩa nhân văn của câu chuyện phù hợp với yêu cầu của từng thời đại.

Hoạt động 2.2: Cung cấp tri thức  về  cách thức tiến hành hoạt động nghiên cứu VHDG

a. Mục tiêu: Tiến hành hoạt động nghiên cứu  VHDG và nắm được một số phương pháp nghiên cứu thường sử dụng.

b. Nội dung : Vận dụng kĩ năng đọc/nghe/viết/nói, HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm để trình bày  về nội dung kiến thức tiếp nhận được thông qua video  Huyền bí chém yêu tinh gà xây thành Cổ Loa cung cấp và tìm hiểu văn bản nghiên cứu đã chuẩn bị ở nhà theo 3 nhóm đã phân công.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm và của cá nhân trình bày được cách thức tiến hành hoạt động nghiên cứu văn bản.

d. Tổ chức thực hiện hoạt động:

PHIẾU HỌC TẬP 01-PHẦN I

(Làm ở nhà)

Nội dung tìm hiểu

Nội dung 1

Nội dung 2

Nội dung 3

Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào?

 

Hình thành ý tưởng, xác định đề tài,và câu hỏi nghiên cứu v văn học dân gian.

 

 Tìm kiếm,  thu thập, đánh giá, lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp về vấn đề VHDG.

 

Nghiên cứu sâu tài liệu.

Câu hỏi gợi ý

- Ý tưởng nghiên cứu hình thành từ đâu?

- Cách xác định đề tài nghiên cứu?

- Câu hỏi nghiên cứu là gì?

 

- Người nghiên cứu thường sử dụng những cách nào để tìm kiếm, thu thập,  lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp về vấn đề VHDG?

 

- Trình bày những thao tác dùng để nghiên cứu sâu tài liệu đã thu thập được?

 

 

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản  phẩm

*Thao tác 1:Tìm hiểu việc tiến hành hoạt động  nghiên cứu VHDG.

1.1.Tìm hiểu ví dụ :

GV cho HS theo dõi video

Huyền bí chém yêu tinh gà xây thành Cổ Loa

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 Chia lớp thành 04 nhóm làm việc theo phiếu học tập

-Nhóm 1: Phiếu 1 - Xác định đề tài nghiên cứu được thực hiện trong video? Tại sao người nghiên cứu lại lựa chọn đề tài đó?

 

- Nhóm 2: Phiếu 2- Đặc trưng nào của tác phẩm truyền thuyết DG tìm hiểu  được nghiên cứu ở đó ?(yếu tố kì ảo , chi tiết tiêu biểu nào ?)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 3: Phiếu 3- Người nghiên cứu đã làm cách nào để thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu?

 

 

- Nhóm 4: Phiếu 4- Ghi lại những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu.

- Thời gian thực hiện 5 phút.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

Hs có thể  dùng giấy A0 đề làm phiếu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhn xét thái độ và kết quả làm việc ca một nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hn chế trong hoạt động nhóm của HS.

1.2 Hình thành kiến thức cơ bản :

       Làm việc theo dự án đã chuẩn bị trước, HS có thể chiếu trên màn hình nội dung câu trả lời của nhóm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 Chia lớp thành 03 nhóm làm việc : Từ việc phân tích ví dụ trên và việc chuản bị ở nhà theo phân công, hãy rút ra những kết luận về việc tiến hành hoạt động nghiên cứu VHDG như thế nào?

- Nhóm 1: Rút ra kết luận về việc hình thành ý tưởng, xác định đề tài và câu hỏi nghiên cứu về VHDG?

( Ý tưởng nghiên cứu hình thành từ đâu?Cách xác định đề tài nghiên cứu?..)

 

 

 

 

 

 

- Nhóm 2: Rút ra kết luận về việc tìm kiếm thu thập, đánh giá, lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp về vấn đề VHDG ( Người nghiên cứu thường sử dụng những cách nào để tìm kiếm,  thu thập,  lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp về vấn đề VHDG?)

 

 

 

- Nhóm 3: Rút ra kết luận về việc nghiên cứu sâu tài liệu ?( Trình bày những thao tác dùng để nghiên cứu sâu tài liệu đã thu thập được?)

- Thời gian thực hiện 7 phút.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ.

Hs có thể  dùng giấy A0 đề làm phiếu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm cử đại diện lên báo cáo sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhn xét thái độ và kết quả làm việc ca một nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hn chế trong hoạt động

 

 

- Chuẩn kiến thức & chuyn dn sang luyện tập, vận dụng.

 

2.Tiến hành hoạt động nghiên cứu văn học dân gian như thế nào?

a.Xét ví dụ : Huyền bí chém yêu tinh gà xây thành Cổ Loa

- Đề tài nghiên cứu :Tìm hiểu biểu  tượng gà trong văn hóa Việt Nam.

- Lí do lựa chọn đề tài : +Sau khi đọc xong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy người nghiên cứu cho rằng :Sự hình thành của tòa thành Cổ Loa trong truyền thuyết liên quan mật thiết đến hình tượng con gà.

 

 

- Đặc trưng của truyền thuyết được nhắc tới trong đề tài:

+ Sự kết hợp giữa cốt lõi sử và yếu tố hoang đường kì ảo.

+ Chi tiết tiêu biểu trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu trọng Thủy : Con gà trắng thành tinh gáy ngăn cản không cho vua xây thành -liên quan  đến Xóm Gà và tục không nuôi gà trắng và không ăn thịt gà trắng,  ngan trắng .

Chi tiết chiếc áo lông ngỗng của Mị Châu liên quan đến tục không nuôi ngan trắng của dân Cổ Loa.

=Chi tiết Rùa Vàng giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

- Người nghiên cứu đã đi thực địa đến vùng đất Cổ Loa, khảo sát bằng cách phỏng vấn người dân Cổ Loa, phỏng vấn nhà nghiên cứu văn hóa dân gian..sưu tầm tìm hiểu tư liệu liên quan đến đề tài của mình.

- Những câu hỏi đặt ra liên quan đến đề tài nghiên cứu :

+ Phỏng vấn người dân : ?Vì sao xóm có tên là Xóm Gà?

+ Phỏng vấn nhà nghiên cứu: ?Người dân Cổ Loa không nuôi gà trắng ngan trắng có liên qaun đến việc An Dương Vương xây thành khi xưa hay không ?

?Tại sao nhân dân lại xây dựng câu chuyện An Dương Vương xây thành dựa trên hai câu chuyện Gà Trắng và Rùa Vàng?

? Thông điệp về biểu tượng gà trắng ở vùng đất Cổ Loa là gì?

 

 

 

 

 

b.Kết luận:

b.1. Hình thành ý tưởng, xác định đề tài và câu hỏi nghiên cứu về văn học dân gian:

- Ý tưởng nghiên cứu thường bắt nguồn từ những băn khoăn thắc mắc chưa thể lí giải trong quá trình học tập , giao tiếp.ý tưởng cũng có thể nảy sinh qua hoạt động quan sát, thảo luận, đọc sách, báo, tài liệu...

- Ý tưởng nghiên cứu về một vấn đề VHDG thường dưới các dạng câu hỏi hoặc nêu vấn đề.

- Xác định đề tài nghiên cứu cần tìm hiểu xem đã có những ai, những tài liệu nào đề cập đến vấn đề mà mình muốn giải quyết, bằng cách :

+ Sử dụng Internet.

+ Đến thư viện.

+ Trao đổi với những người có hiểu biết về vấn đề định nghiên cứu.

+ Tham gia các câu lạc bộ, hội thảo, thảo luận có liên quan  đến vấn đề VHDG cần tìm hiểu.

- Xác định các câu hỏi nghiên cứu, ở mỗi câu hỏi nghiên cứu xác định những từ ngữ quan trọng để tra cứu tài liệu.

b.2. Tìm kiếm,  thu thập, đánh giá, lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp về vấn đề VHDG

- Sử dụng Internet( các công cụ tìm kiếm tư liệu, từ khóa, xác định những địa chỉ đáng tin cậy cho vấn đề văn học dân đã chọn).

- Sử dụng thư viện( quốc gia, tỉnh, thành phố, quận,huyện/thị xã, thậm chí thư viện của viện nghiên cưú, các trường đại học) để tìm các tài liệu liên quan( tuyển tập tác phẩm văn học dân gian, các công trình nghiên cứu,…)

- Sử dụng phương thức khác: phỏng vấn, nghiên cứu, thực địa và quan sát…

b.3. Nghiên cứu sâu tài liệu:

- Đọc: kết hợp giữa đọc tổng thể văn bản để có nhận thức ban đầu về cấu trúc và những nội dung lớn của tài liệu với đọc kĩ, đọc sâu các khía cạnh cụ thể có liên quan đến vấn đề văn học dân gian cần  tìm hiểu, giải quyết.

- Ghi chép: ghi chú, lưu giữ những thông tin quan trọng; những từ ngữ, khái niệm, thuật ngũ cần tra cứu; những câu hỏi băn khoăn nảy sinh trong lúc đọc.Có thể sửu dụng sổ tay đọc, nhật kí đọc sách, giấy nhớ,…dể ghi chép.

- Tra cứu: thông tin ở các trang khác trong cùng một tài liệu hoặc các nguồn tư liệu khác( sách, báo, công trình nghiên cứu, Internet..)

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP , VẬN DỤNG

a.  Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức và vận dụng  trong bài học để thực hiện bài tập GV giao.

b. Nội dung: Hs hình thành được ý tưởng, đề tài và câu hỏi nghiên cứu, biết cách tra cứu tài liệu ngay trên lớp.

c. Sản phẩm:  HS hoàn thành tốt bài tập được giao.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Làm việc theo nhóm. Thời gian 10 phút.

PHIẾU HỌC TẬP 02-PHẦN I

(Làm ở lớp)

 

Vấn đề nghiên cứu

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam( người Kinh)

 

 

 

Câu hỏi gợi ý

- Xác định đề tài nghiên cứu ?

- Xác định các câu hỏi nghiên cứu của đề tài đã chọn ?

- Tìm kiếm và thu thập tài liệu cần thiết ? [ Tên tài liệu? Nguồn ( Internet, thư viện.. )]

- Tiến hành việc đọc

ghi chú và tra cứu những thông tin cần thiết giúp em trả lời một trong số các câu hỏi nghiên cứu đã xác định?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS thực hiện trong nhóm quay bàn lại phía nhau,sử dụng bảng phụ để ghi lại nội dung kiến thức thống nhất.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, kết luận

- GV nhn xét thái độ và kếtquả làm việc ca mỗi nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hn chế tronghoạt động.

-GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung.

Gợi ý câu trả lời của  phiếu học tập số 02

Vấn đề nghiên cứu

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Những mô típ quen thuộc trong ca dao than thân của người Việt Nam( người Kinh)

- Xác định đề tài nghiên cứu ?

- Xác định các câu hỏi nghiên cứu của đề tài đã chọn ?

- Tìm kiếm và thu thập tài liệu cần thiết ? [ Tên tài liệu? Nguồn ( Internet, thư viện.. )]

- Tiến hành việc đọcghi chú và tra cứu những thông tin cần thiết giúp em trả lời một trong số các câu hỏi nghiên cứu đã xác định?

Câu trả lời của các nhóm

- Đề tài :Mô típ mở đầu bằng lời than "Thân em " trong ca dao than thân của người Việt Nam( người Kinh).

- Câu hỏi:

+ Mô típ đó được thể hiện như thế nào ?

- Ý nghĩa , điểm đặc sắc, tác dụng của mô típ đó trong việc thể hiện lời than thân ?

*Tên nguồn và các tài liệu :

- Hoàng Tiến Tựu(1997), Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục Hà Nội. ( Nguồn : Thư viện trường THPT Thái Thuận- Bắc Giang).

- Mô típ quen thuộc trong ca dao Việt Nam ( Nguồn :https://taplamvan.edu.vn/mo-tip-quen- thuoc-trong-ca -dao- viet-nam/#izz7LxCxY600

*Mô típ đó được thể hiện như thế nào ?

- Thể hiện nhiều trong những câu ca dao mở đầu là Thân em.. trong lời than của người phụ nữ VN thời phong kiến.

( Liệt kê một số câu ca dao có mở đầu thân em).

* Ý nghĩa , điểm đặc sắc, tác dụng:

- Mang nghĩa về nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong XHPK.

- Phản ánh sự lệ thuộc của người phụ nữ trong XHPK .

-Phán ánh những khát vọng về hạnh phú của người phụ nữ trong XHPK.

- Ngợi ca vẻ đẹp của người trong XHPK..

 

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

- Vẽ sơ đồ tư duy về các đơn vị kiến thức của bài học .

- Đọc tiếp phần I.3 và trả lời câu hỏi 4 trang 18.

- Tập viết tiêu đề cho đề tài vừa lựa chọn : Mô típ mở đầu bằng lời than "Thân em " trong ca dao than thân của người Việt Nam( người Kinh).

 ...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng